Chào các bạn sinh viên thân mến.
Bài viết dưới đây mình giới thiệu đến các bạn sinh viên một số khái niệm về Nhập khẩu về Đề tài: Các hình thức nhập khẩu ở Việt Nam, ĐIỂM CAO, các bạn cùng nhau tham khảo nhé. Nếu thấy hay và có ích cho việc học tập của các bạn, các bạn hãy chia sẻ đến các bạn bè của mình nhé. Ngoài ra, các bạn có khó khăn gì trong quá trình viết bài, hãy liên hệ với Dịch vụ viết thuê chuyên đề tốt nghiệp, báo cáo thực tập qua Zalo 0917 193 864 để được tư vấn và hỗ trợ viết bài nhanh nhất nhé.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ viết thuê chuyên đề tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp nha.
Các hình thức nhập khẩu ở Việt Nam
1.2.1 Nhập khẩu ủy thác:
- Trong giao dịch quốc tế, một số trường hợp vì thiếu các yếu tố nguồn lực nên các doanh nghiệp này không thể tham gia một cách trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu. Để khắc phục nhược điểm ấy, phương thức nhập khẩu ủy thác đã ra đời. Theo phương thức này, các doanh nghiệp đó ủy thác cho doanh nghiệp có chức năng giao dịch trực tiếp tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Doanh nghiệp nhận ủy thác được hưởng một phần thù lao gọi là phí ủy thác và không phải bỏ vốn, xin hạn ngạch (nếu có), nghiên cứu thị trường mà chỉ đứng ra làm đại diện cho doanh nghiệp ủy thác giao dịch, ký kết hợp đồng cũng như các thủ tục liên quan đến quy trình nhập khẩu.
1.2.2 Nhập khẩu tư doanh:
- Nhập khẩu tư doanh là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp. Yêu cầu doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có lãi, đúng phương hướng, chính sách, luật pháp quốc gia cũng như quốc tế.
1.2.3 Nhập khẩu liên doanh:
- Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp). Nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên cùng chia lãi hay cùng chịu lỗ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp giữa các bên.
1.2.4 Nhập khẩu đổi hàng:
- Nhập khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu. Đây là một hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu và phương tiện thanh toán không dùng tiền mà là hàng hoá. Mục đích không phải chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất khẩu được hàng và thu lãi từ hoạt động xuất khẩu đó.
1.2.5 Nhập khẩu tái xuất:
- Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập hàng nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nào đó nhằm thoả mãn nhu cầu và thu lợi nhuận. Kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất này gồm có các chủ thể: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước tái xuất.
Các bạn sinh viên thân mến, bài viết trên mình giới thiệu đến các bạn Đề tài: Các hình thức nhập khẩu ở Việt Nam, ĐIỂM CAO, các bạn cùng nhau tham khảo, trong quá trình làm bài, bạn nào chưa chọn được đề tài chuyên đề hay chưa có ý tưởng viết bài hoặc các bạn sinh viên nào không đủ thời gian viết bài báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, các bạn nào chưa rành các kĩ năng về máy tính,…. cũng đừng lo lắng nhé, liên hệ với Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập qua Zalo 0917 193 864 để được tư vấn và hỗ trợ nhé