Báo cáo thực tập về Cơ sở lý luận về Chính sách chiêu thị trong marketing sẽ là chủ đề chính trong bài mẫu này dành cho các bạn học chuyên ngành Marketing, đặc biệt là các bạn đang làm đề tài Chính sách chiêu trị trong Marketing. Xứng đáng dành để các bạn tham khảo tải về miễn phí và vận dụng ngay vào bài làm của mình nha! Chúc các bạn hoàn thiện bài làm của bạn đạt điểm cao.
Hiện tại AD có nhận viết các bài Báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, luận văn Đại Học,… đa dạng các đề tài. Các bạn có nhu cầu cần thuê người viết thì liên hệ AD qua zalo BaocaothuctapMarketting ngay nhé!
Cơ sở lý luận về Chính sách chiêu thị trong marketing
1. Khái niệm chiêu thị
Đây là chiến lược gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng, tuyên truyền, quan hệ công chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu và kích thích nhu cầu nơi khách hàng.
2. Các thành phần trong chiêu thị hỗn hợp
a/Quảng cáo
– Khái niệm
Theo hiệp hội Hoa Kỳ (AMA): Quảng cáo là bất kỳ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng, hành động mà quảng cáo trả tiền để được nhận biết.
Cựu chủ tịch coca-cola gần đây đã đưa ra định nghĩa quảng cáo mới như sau:”Quảng cáo bao hàm nhiều hơn chứ không phải chỉ là với những quảng cáo trên truyền hình-đó là quảng bá thương hiệu, bao bì, dùng những người phát ngôn nổi tiếng, tài trợ, thông tin, dịch vụ khách hàng, ngay cả cách bạn đối xử với nhân viên, và cách người thư ký của bạn trả lời điện thoại nữa.”
XEM THÊM ⇒ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
– Thành phần tham gia tiến trình quảng cáo
Người quảng cáo: là tổ chức hay cá nhân cố gắng bán sản phẩm hay ảnh hưởng đến con người thông qua quảng cáo. Đại lý quảng cáo hay công ty quảng cáo: là một tổ chức độc lập và chuyên môn trong việc phát triển và thực hiện quảng cáo thay cho người quảng cáo.
Phương tiện thông tin: là các phương tiện dùng để truyền thông quảng cáo.
Dịch vụ quảng cáo: là những cá hân hay tổ chức cung cấp những dịch vụ chuyên biệt như in, photocopy, sản xuất băng video …
– Vai trò và tác dụng của quảng cáo
Vai trò của quảng cáo: Trong lĩnh vực thương mại, quảng cáo đóng vai trò là người hướng dẫn, người thông báo, người tiếp bán nhằm bán nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người mua
*Định hướng tiêu thụ
*Hỗ trợ khách hàng
*Hình thành, kích thích nhu cầu đối với sản phẩm
*Thông tin giới thiệu về những vấn đề liên quan đến sản phẩm, các hoạt động yểm trơ cho việc bán hàng.
Tác dụng của quảng cáo:
– Đối với doanh nghiệp:
+ Giúp nhà sản xuất tạo ra nhiều nhu cầu đối với sản phẩm, tăng mức bán, nâng cao thị phần.
+ Thông tin nhanh chóng cho thị trường về thay đổ hàng hoá, dịch vụ phân phối.
+ Tạo môi trường cạnh tranh để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, nâng cao cách phục vụ.
– Đối với người tiêu dùng:
+ Cung cấp thông tin về sản phẩm, trang bị cho người tiêu dùng những kiến thức cần thiết để lựa chọn sản phẩm thích hợp với yêu cầu.
+ Giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian mua bán.
+ Thúc đẩy người tiêu dùng nâng cao mưc sống, sử dụnng sản phẩm mới thay cho sản phẩm cũ.
Quyết định quảng cáo dựa trên 5 chữ M của quảng cáo, đó là mission-nhiệm vụ, message-thông điệp, media-phương tiện truyền thông, money-tiền, và measurement-đánh giá kết quả.
XEM THÊM ⇒ Mẫu Báo cáo thực tập Marketing
b/ Khuyến mãi
– Khái niệm
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa: khuyến mãi là những hoatï động tiếp thị khác với các hoạt động bán hàng trực tiếp, quảng cáo và tuyên truyền nhằm kích thích người tiêu dùng mua hàng làm tăng hiệu quả các đại lí.
– Mục đích của khuyến mãi:
Bất kể tính đa dạng của hoạt động khuyến mãi, các hoạt động này chia thành hai loại chính theo đối tượng mục tiêu và mục tiêu khuyến mãi cụ thể:
+ Thúc đẩy, khuyến khích nỗ lực bán hàng của lực lượng bán hàng.
+ Khuyến mãi nhằm động viên những người trung gian hỗ trợ một cách nhiệt tình và tích cực trong việc các sản phẩm của công ty nhằm khuyến khích người tiêu dùng dùng thử hoặc tiếp tục sử dụng những sản phẩm cụ thể của công ty.

c/ Quan hệ công chúng
– Khái niệm
Là một lĩnh vực đa dạng bao gồm nhiều hoạt động rộng lớn thay vì chỉ thông tin giao tiếp với khách hàng tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến mua. Quan hệ công chúng là một hành vi về cư xử của công ty, hành vi gắn chặt phúc lơi của xã hội mà công ty đang hoạt động. Quan điểm này ngụ ý rằng công ty có trách nhiệm rõ ràng trong việc nâng cao phúc lợi xã hội.
– Vai trò của quan hệ công chúng
Xây dựng và nâng cao một hình ảnh tích cực về công ty trong các giới có liên quan. Quan hệ công chúng tìm cách thuyết phụcnhững ngưới thuộc giới này rằng công ty là một tổ chức rất hấp dẫn, nên quan hệ và giao dịch với công ty.mục tiêu này khác mục tiêu chính của các thành phần chiêu thị, khác ở chỗ nỗ lực này tìm cách thiết lập và nâng cao hình ảnh nhãn hiệu hay hình ảnh sản phẩm, và bằng cách đó thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm. Dĩ nhiên, là một hìnnh ảnh thuận lợi về công ty trong tâm trí khách hàng sẽ trợ gíup, ở mức độ lớn, trong việc đi đến quyết định mua cuối cùng.Trong thực tế, đây rõ ràng là một trong những mục tiêu bên trong của bất kỳ một chương trình quan hệ nào.
d/Tuyên truyền
– Tuyên truyền hay quảng bá là các hoạt động để công chúng biết đến những điều tốt mà xí nghiệp đang thực hiện bằng cách cung cấp những mẫu tin hay hình ảnh cho báo chí, đài phát thanh hay truyền hình địa phương.
XEM THÊM ⇒ Mẫu Báo cáo Chiến Lược Chiêu Thị
e /Bán hàng trực tiếp
– Khái niệm:
Bán hàng trực tiếp là hình thức cổ động trực tiếp giữa nhân viên khách hàng và khách hàng nhằm mục đích thuyết phục họ mua sản phẩm. Phương thức này được tiến hành trên cơ sở mặt đối mặt. Gần đây sự thực hiện phương thức này qua điện thoại ở nhiều nước cũng bắt đầu gia tăng.
– Vai trò
Bán hàng trực tiếp là hình thức giao tiếp mang tính chọn lọc cao cho phép nhà tiếp thị đưa các thông điệp đến các nhu cầu cụ thể của từng người mua hoặc người ảnh hưởng đến quyết định mua. Nó thích nghi với những thay đổi hoàn cảnh của cả người bán và người mua, nó thúc đẩy sự tương tác giữa hai phía để dẫn đến giải pháp hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho người mua. Về cơ bản, nó là một hoạt động chiêu thị tập trung vào từng người mua của thị trường mục tiêu, sau đó nuôi dưỡng và khuyến khích một sự chuyển tiếp nhanh chóng từ việc nhận thức vấn đề cho đến hành động mua.Nhiều nhà tiếp thị đã thừa nhận tầm quan trọng của bán hàng trực tiếp đối với họ. Đó là nỗ lực giao tiếp trực tiếp đối với khách hàng rất có khả năng.
Nhân viên bán hàng là nguồn thông tin chủ yếu đối với khách hàng đang dự định mua. Trong tiếp thị công nghiệp, nhân viên bán hàng được xem như nguồn thông tin đáng tin cậy đối với bộ phận tiếp liệu hậu cần, thiết kế hay sản xuất. Thậm chí khách hàng cũng phụ thuộc vào nhân viên bán hàng cung cấp những thông tin chủ yếu để giúp họ ra quyết định mua.
Hiện tại AD có nhận viết các bài Báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, luận văn Đại Học,… đa dạng các đề tài. Các bạn có nhu cầu cần thuê người viết thì liên hệ AD qua zalo BaocaothuctapMarketting ngay nhé!