Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing công ty Nội thất

Rate this post

Bài mẫu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing công ty Nội thất, dành cho các bạn đang học chuyên ngành Marketing, đặc biệt là các bạn đang  thực tập tại các công ty nội thất. Bài mẫu này AD chia sẻ cho các bạn từ một bạn học sinh khá giỏi đạt 9 điểm với cấu trúc 3 chương Cơ sở lý luận, Thực trạng hoạt động và cuối cùng là các giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing cho Công ty.

AD có nhận viết các bài Tiểu luận, báo cáo, khóa luận,… đa dạng các ngành nghề luôn, các bạn có nhu cầu liên hệ với AD qua zalo BaocaothuctapMarketing.com ngay nhé!


Lời mở đầu hoạt động marketing công ty Nội thất

1. Lý do chọn đề tài:
Giai đoạn hội nhập như hiện nay, phát triển bền vững trong kinh doanh là một điều không dễ dàng. Một doanh nghiệp dù có năng lực mạnh, sản phẩm tốt, các dịch vụ đảm bảo vẫn rất cần đến các công cụ marketing phù hợp để nâng tầm chất lượng và danh tiếng, cũng như đem lại những giá trị khác mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn hướng đến chẳng hạn như là được khẳng định thương hiệu.
Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc quảng bá thương hiệu. Trong ngành nội thất ngày nay, marketing quyết định vị thế của doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm làm nên vị thế đó. Khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp thông qua những hình ảnh và các chiến lược marketing riêng biệt của từng nhãn hàng, từng công ty. Do đó, chiến lược marketing của doanh nghiệp luôn luôn được chú trọng.
Công ty CP Nội Thất Phân Phối là một trong những công ty cung cấp sỉ các sản phẩm nội thất có thương hiệu được đánh giá cao, một trong số đó là thương hiệu MANAGER. Tuy nhiên, như quy luật vốn có của thị trường, từ giai đoạn sơ khai, phát triển sẽ đến giao đoạn cân bằng để phát triển hoặc thoái lùi, do đó doanh nghiệp cũng cần xem xét đến các yếu tố liên quan để đẩy mạnh phát triển thương hiệu, xây dựng và củng cố thương hiệu mình đã bao năm ấp ủ. Làm thế nào để thương hiệu sản phẩm công ty đã xây dựng được giữ vững và được khách hàng đánh giá cao? Các thương hiệu công ty đang kinh doanh có được đầu tư hợp lý hay chưa? Tất cả những chiến lược marketing, những kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của công ty đưa ra được thực hiện và kiểm soát như thế nào?
Từ những yêu cầu trên, em chọn đề tài “HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO DÒNG GHẾ MANAGER TẠI CÔNG TY CP NỘI THẤT PHÂN PHỐI.”

XEM THÊM ⇒ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP 

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động của bộ phận Sales & Marketing tại công ty CP Nội thất Phân Phối, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp cải thiện những tồn tại của quy trình và thực trạng hoạt động marketing của công ty nhằm tăng hiệu quả hoạt động marketing cho thương hiệu MANAGER và trọng tâm phân tích là dòng ghế.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là bộ phận Sales & Marketing của công ty và thực trạng marketing cho dòng ghế thuộc nhãn hàng MANAGER.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp quan sát trực tiếp, phân tích và so sánh.

5. Kết cấu của báo cáo:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO DÒNG GHẾMANAGER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT PHÂN PHỐI.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU GHẾ MANAGER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT PHÂN PHỐI.

Đề cương Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing công ty Nội thất

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của báo cáo

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
1.1 Khái quát về marketing.
1.1.1 Một số định nghĩa về marketing
1.1.2 Sự ra đời và phát triển của marketing
1.1.3 Vai trò và chức năng của marketing
1.2 Các tiêu chí đánh giá cho chiến lược marketing hiệu quả
1.2.1 Tăng số lượng khách hàng
1.2.2 Tăng số lượng giao dịch trung bình
1.2.3 Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách hàng thân thiết
1.2.4 Quy mô thị trường tăng, thị phần tăng
1.2.5 Doanh thu và lợi nhuận tăng
1.3. Marketing Mix
1.3.1 Khái niệm Marketing mix
1.3.2. Các thành phần của Marketing mix
1.3.2.1. Sản phẩm (Product)
1.3.2.2. Giá (Price)
1.3.2.3. Phân phối (Place)
1.3.2.4. Xúc tiến (Promotion)
1.3.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing mix

XEM THÊM ⇒ Mẫu Báo cáo thực tập Marketing 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MARKETING SẢN PHẨM NỘI THẤT GHẾ MANAGER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI
2.1 Tổng quam về công ty CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Nhiệm vụ và chức năng của công ty
2.1.2.1 Nhiệm vụ:
2.1.2.2 Chức năng:
2.1.3 Hệ thống tổ chức của công ty
2.1.3.1.Sơ đồ tổ chức của công ty:
2.1.3.2.Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:
2.1.4.Tổng quan về tình hình nhân sự của công ty
2.1.5.Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của công ty
2.1.5.1 Giới thiệu sơ lược về các dòng sản phẩm của công ty:
2.1.5.2 Tình hình hoạt động:
2.1.6. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của công ty
2.2 Thực trạng hoạt động marketing Mix cho thương hiệu MANAGER – Nội thất dành cho sếp
2.2.1 Sản phẩm
2.2.2 Giá cả
2.2.3 Kênh phân phối
2.2.4 Hoạt động chiêu thị
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng hiệu quả hoạt động Marketing lĩnh vực kinh doanh sản phẩm nội thất của công ty Cổ phần Nội thất Phân Phối.
2.3.1 Đối thủ cạnh tranh
2.3.2. Tình hình kinh tế

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU GHẾ MANAGER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT PHÂN PHỐI.
3.1 Nhận xét ưu – nhược điểm của hoạt động marketing
3.1.1 Ưu điểm:
3.1.2 Hạn chế:
3.2.Phân tích SWOT
3.2.1 Cơ hội ( Opportunities)
3.2.2 Thách thức ( Threats):
3.2.3 Điểm mạnh (Strengths):
3.2.4. Điểm yếu (Weakness):
3.2 Các giải pháp đẩy mạnh công tác marketing tại công ty cổ phần nội thất Phân Phối
3.2.1 Định vị thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm ( Product)
3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing cho thương hiệu MANAGER – Nội thất dành cho sếp. ( Price – Place – Promotion)
3.2.3 Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng trong và sau bán hàng.
3.2.4 Tăng cường công tác marketing trực tiếp với khách hàng
3.2.5. Xây dựng một website hữu ích, thu hút của riêng công ty giống như một cuốn catalogue điện tử hay một người bán hàng trực tuyến tuyệt vời
3.2.5 Xây dựng các gian hàng ảo, banner quảng cáo trên các website quảng cáo trực tuyến lớn và các rao vặt miễn phí
3.2.6 Kết hợp với các hình thức marketing quảng cáo truyền thống
3.2.7 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường mục tiêu
3.2.8 Mở rộng hệ thống phân phối của công ty, kết hợp đa dạng hóa các hình thức phân phối trực tiếp, gián tiếp đặc biệt trên thị trường nông thôn Việt Nam
3.2.9 Chính sách định giá linh hoạt phù hợp với thị trường
3.2.10. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị
KẾT LUẬN

Phần Cơ sở lý luận Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing công ty Nội thất

1. Một số định nghĩa về marketing

Theo hiệp hội marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) thì “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông”.

Định nghĩa  tổng quát về marketing của Philip Kotler: “Marketing là những hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình trao đổi tương tác.Có thể xem như marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau.

Định nghĩa này bao trùm cả marketing trong sản xuất và marketing xã hội. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa trên, chúng ta nghiên cứu một số khái niệm:

Nhu cầu (Needs): là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Ví dụ: nhu cầu ăn, uống, đi lại, học hành, giải trí… Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm  marketing  tạo ra, Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người.

Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… như trường học; nhà thờ, chùa chiền;  gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp thông qua hoạt động  marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình.

Trao đổi là hành vi nhận từ một người hoặc một tổ chức nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người hoặc tổ chức một thứ gì đó.

Trao đổi là quá trình, chỉ xảy ra khi có các điều kiện:

– Ít nhất phải có hai bên, mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị với bên kia

– Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hoá, dịch vụ hoặc một thứ gì đó của mình

– Mỗi bên đều mong muốn trao đổi và có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia, hai bên thoả thuận được những điều kiện trao đổi.

Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing công ty Nội thất
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing công ty Nội thất

– “Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tất cả nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho cả công ty và người tiêu dùng” (G.F. Goodrich).

Nói chung có rất nhiều quan niệm về Marketing tuy nhiên chúng ta có thể chia làm hai quan niệm đại diện, đó là quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại.

  • Quan niệm truyền thống:  Bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, liên quan đến việc hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ một cách tối ưu.
  • Quan niệm Marketing hiện đại: Là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thật sự về một sản phẩm cụ thể, đến việc chuyển sản phẩm đó tới người tiêu thụ một cách tối ưu

2. Sự ra đời và phát triển của marketing

Thuật ngữ marketing được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường trường Đại học Michigan ở Mỹ, đến năm 1910, tất cả các trường Đại học tổng hợp ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học này. Suốt trong gần nửa thế kỷ, marketing chỉ được giảng dạy trong phạm vi các nước nói tiếng Anh. Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, nó mới được truyền bá sang Tây Âu và Nhật Bản. Quá trình quốc tế hoá của marketing đã phát triển rất nhanh. Ngày nay, các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao đều cần phải có sự hiểu biết và vận dụng marketing hiện đại.

Theo một số tài liệu thì thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm 1944. Xét về mặt cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc “market” có nghĩa là “cái chợ” hay “thị trường” và hậu tố “ing” diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường.

Market với nghĩa hẹp là “cái chợ” là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, là địa điểm để trao đổi hàng hóa, thường được hiểu là hàng tiêu dùng thông thường.

Marketing với nghĩa rộng là “thị trường” là nơi thực hiện khâu lưu thông hàng hóa, không tách rời của quá trình tái sản xuất (bao gồm sản xuất, lưu thông và tiêu dùng), là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nói chung.

Hậu tố “ing” vốn dùng để chỉ các sự vật đang hoạt động tiếp diễn, diễn đạt 2 ý nghĩa chính:

      • Nội dung cụ thể đang vận động của thị trường
      • Quá trình vận động trên thị trường đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục.

Quá trình này diễn ra liên tục, nó có bắt đầu nhưng không có kết thúc. Có bắt đầu vì marketing là đi từ nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp chỉ hành động khi biết rõ nhu cầu thị trường. Không có kết thúc, vì marketing không dừng lại ngay cả sau khi bán hàng và cung cấp các dịch vụ hậu mãi, marketing còn tiếp tục gợi mở, phát hiện và thỏa mãn nhu cầu ngày một tốt hơn.

Tại Việt Nam, một số tài liệu thường hay dịch từ marketing sang tiếng việt là “tiếp thị”. Tuy nhiên, từ “tiếp thị” không thể bao hàm hết được ý nghĩa của marketing, nó chỉ là phạm vi hẹp của marketing.

3. Vai trò và chức năng của marketing

Marketing là một hoạt động cần thiết và không thể thiếu trong kinh doanh. Nó được xem là cầu nối giữa Doanh nghiệp với Khách hàng mục tiêu.

Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: “Vai trò của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt, sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó.”

Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh.

XEM THÊM ⇒ Mẫu Báo cáo thực tập Chăm sóc khách hàng

Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học – công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng  ngày càng giảm sút. Các công ty đang phải chạy đua với nhau trên một tuyến đường với những biển báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích, không có chiến thắng vĩnh cửu. Họ buộc phải không ngừng chạy đua và hy vọng là mình đang chạy theo đúng hướng mà công chúng mong muốn.

Vì thế, vai trò của marketing là một trong các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá – dịch vụ từ nơi sản xuất  tới người tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường. Marketing còn áp dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội.   Philip Kotler  đã viết: “ Trong thế giới phức tạp ngày nay, tất cả chúng ta đều phải am hiểu marketing. Khi bán một chiếc máy bay, tìm kiếm việc làm, quyên góp tiền cho mục đích từ thiện, hay tuyên truyền một ý  tưởng, chúng ta đã làm marketing… Kiến thức về marketing cho phép xử trí khôn ngoan hơn ở cương vị người tiêu dùng, dù là mua kem đánh răng, một con gà đông lạnh, một chiếc máy vi tính hay một chiếc ô tô… Marketing đụng chạm đến lợi ích của mỗi người chúng ta trong suốt cả cuộc đời”

Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, hững người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được.

Phạm vi sử dụng marketing rất  rộng rãi, marketing liên quan đến nhiều lĩnh vực như: hình thành giá cả, dự trữ, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, tín dụng, vận chuyển, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi bán lẻ, phân tích người tiêu dùng, hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng công nghiệp, quảng cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu marketing, hoạch định và bảo hành sản phẩm.

Từ những yếu tố trên cho thấy marketing có vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các lĩnh vực không những trong kinh doanh mà còn trong đời sống xã hội hiện nay.

Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ mới là câu trả lời của các công ty trước sự thay đổi sở thích của khách hàng và cũng là động lực của sự cạnh tranh. Nhu cầu của khách hàng thay đổi, các công ty phải đổi mới để làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách. Vì vậy Marketing hiện đại có vai trò là:

      • Xác định nhu cầu của khách hàng, thiết lập vàlãnh đạo tiến trình đổi mới.
      • Phối hợp với các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiến trình thực hiện các sản phẩm mới, và nó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến thành công của một sản phẩm.
      • Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đòn bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh lâu bền củacông ty.
        • Các tiêu chí đánh giá cho chiến lược marketing hiệu quả
        • Tăng số lượng khách hàng

Một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động marketing trong doanh nghiệp là đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng doanh số và tăng số lượng khách hàng. Từ mục tiêu đó, công tác marketing của doanh nghiệp đã chuyển từ quan điểm theo đuổi việc bán hàng sang quan điểm tạo ra khách hàng. Trước kia, nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ chỉ chạy theo khách hàng, nay họ biết đi trước, đón đầu để nắm bắt thị hiếu khách hàng, chủ động đáp ứng nhu cầu này. Thậm chí họ chủ động khơi gợi nhu cầu của khách hàng.Đưa ra sản phẩm đảm bảo chất lượng đồng thời giá cả phù hợp với từng đối tượng; tạo ra cầu nối giữa khách hàng với nhà sản xuất một cách gần nhất, tránh bị nâng giá mà nhà sản xuất không kiểm soát được. Tăng số lượng khách hàng cho doanh nghiệp sẽ góp phần gia tăng doanh số bán, điều đó minh chứng cho hiệu quả của các hoạt động marketing đã và đang thực hiện.

Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của hầu hết các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu người chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai chương trình marketing đầu tư để thu hút nhiều khách hàng hơn là người thiếu kinh nghiệm thì công ty có thể gặp thất bại.

Nếu thực hiện đúng, các chiến lược marketing cơ bản sẽ tạo ra hiệu quả thu hút các khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và có thể mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của chiến lược marketing này là thu hút khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài lòng hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.

Kết luận Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing công ty Nội thất

Trong vài năm trở lại đây, với nhịp sống hiện đại, đời sống của con người không ngừng được nâng cao, nhu cầu ăn mặc không còn là vấn đề được đặt lên hàng đầu như những năm trước đây nữa. Con người bây giờ bắt đầu quan tâm tới chất lượng cuộc sống, đẳng cấp của bản thân. Hơn thế nữa đây là thời đại của phát triển kinh tế nhiều doanh nghiệp mọc lên, do đó nhu cầu về nội thất nhà ở, văn phòng… tăng lên, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh bên lĩnh vực nội thất nói chung Công ty nôi thất Phân Phối nói riêng. Công ty mới thành lập còn khá non trẻ nên gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu phát triển tuy nhiên những kết quả mà công ty đạt được trong những năm qua cũng là một dấu hiệu đáng mừng. Để có được kết quả như vậy là vì ngay từ đầu công ty đã biết được tầm quan trọng của marketing và đã chú trọng vào hoạt động marketing, luôn tìm kiếm thị trường mới, bạn hàng mới. Đến nay, công ty đã tạo được nền móng của mình trong ngành sản xuất kinh doanh nội thất, quy mô thị trường không ngừng được mở rộng.

Hoạt động marketing luôn cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào trong thời đại ngày nay. Để kinh doanh hiệu quả, yêu cầu cơ bản là có một chiến lược marketing hợp lý. Tuy nhiên, hầu như các doanh nghiệp hiện nay, do phải cạnh tranh quá nhiều và kinh tế khủng hoảng kéo dài đã khiến không ít công ty cắt giảm chi phí marketing và giảm thiểu đầu tư cho việc xây dựng và củng cố thương hiệu. Nhưng hành động này sẽ đem lại một hậu quả không nhỏ, khi một thương hiệu đã xây dựng trong tư tưởng khách hàng là một thương hiệu chất lượng, chỉ một thiếu sót nhỏ cũng sẽ khiến bao hình ảnh đẹp đẽ bị ảnh hưởng, thậm chí mất đi trong tâm lý tiêu dùng của khách hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà công ty đã đạt được vẫn còn những tồn tại, bất cập trong hoạt động marketing, đặc biệt là trong vấn đề tìm kiếm và thâm nhập thị trường tiềm năng ở các tỉnh. Do đó, công ty cần phải có những nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing cho công ty.

Từ những vấn đề trên, việc củng cố thương hiệu và phát triển thương hiệu hiện có như dòng ghế MANAGER của công ty CP nội thất Phân Phối cần được chú trọng và quan tâm một cách hợp lý hơn.

Các giải pháp mà đề tài nêu ra có thể chưa phải đã hoàn thiện chiến lược marketing cho thương hiệu của công ty nhưng cũng góp phần cải thiện và đẩy mạnh hoạt động củng cố thương hiệu cho dòng ghế MANAGER mà công ty đang cung ứng.
Để phát triển bền vững, cần có chiến lược cụ thể, lâu dài và kiểm soát quá trình thực hiện một cách hợp lý, để có hướng điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh và thị trường.

Chuyên đề báo cáo thực tập với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing lĩnh vực kinh doanh sản phẩm nội thất cho Công ty Phân Phối”đã đưa ra cách nhìn nhận tổng thể về vấn đề hoạt động marketing của công ty. Đồng thời nghiên cứu, phân tích thực trạng marketing và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó, rút ra những ưu điểm, tồn tại và đề xuất giải pháp để công ty có thể mở rộng thị trường trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.

DOWNLOAD


Trên trang BaocaothuctapMarketing.com còn rất nhiều các mẫu tài liệu bố ích liên quan đến Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing.

Contact Me on Zalo