Năng lực cạnh tranh là gì? Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter

Rate this post

Dưới đây là Năng lực cạnh tranh là gì? Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter mà AD muốn chia sẻ tới các bạn đang học chuyên ngành Marketing, đặc biệt là đối với các bạn đang lựa chọn đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh trong Báo cáo thực tập. Đây là bài mẫu 9 điểm của bạn sinh viên học lực khá giỏi nhờ vào sự chăm chỉ tìm tòi, mày mò các giáo trình giáo án về Năng lực cạnh tranh, mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter và được sự hỗ trợ hướng dẫn của giáo viên rất nhiệt tình nên bài báo cáo tốt nghiệp này đã đạt điểm rất cao.

Hiện tại ngoài việc cung cấp tài liệu, hỗ trợ các bạn lựa chọn đề tài ra thì AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, Báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, luận văn,… đa dạng các ngành nghề. Các bạn có nhu cầu cần thuê viết thì liên hệ với AD qua zalo BaocaothuctapMarketing.com ngay và luôn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nha


1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

-Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992) ở Anh: “Cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động tạo sự phát triển của xã hội nói chung.
Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là nội dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt, kết quả cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.
Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trong việc giành giật thị trường và khách hàng.

XEM THÊM ⇒ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP 

– Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có khả năng cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh yếu hơn các đối thủ của nó thì sẽ rất khó khăn để tồn tại và phát triển được, quá trình duy trì sức mạnh của doanh nghiệp phải là quá trình lâu dài và liên tục. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở để đảm bảo khả năng duy trì lâu dài sức mạnh cạnh tranh đó.

Năng lực cạnh tranh là gì Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
Năng lực cạnh tranh là gì Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter

2 . Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter

– Mô hình cạnh tranh hoàn hảo ngụ ý rằng tốc độ điều chỉnh lợi nhuận theo mức rủi ro là tương đương nhau giữa các doanh nghiệp và ngành kinh doanh. Tuy nhiên, vô số nghiên cứu kinh tế đã khẳng định rằng các ngành khác nhau có thể duy trì các mức lợi nhuận khác nhau và sự khác biệt này phần nào được giải thích bởi cấu trúc khác nhau của các ngành.

Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
* . Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:
– Mức độ tập trung của các nhà cung cấp
– Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp
– Sự khác biệt của các nhà cung cấp
– Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm
– Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành
– Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế
– Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp
– Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.

*. Nguy cơ thay thế thể hiện ở:
– Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm
– Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng
– Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.
*. Các rào cản gia nhập thể hiện ở:
– Các lợi thế chi phí tuyệt đối
– Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường
– Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào
– Chính sách của chính phủ
– Tính kinh tế theo quy mô
– Các yêu cầu về vốn
– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa
– Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh
– Khả năng tiếp cận với kênh phân phối
– Khả năng bị trả đũa
– Các sản phẩm độc quyền.
*. Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:
– Vị thế mặc cả
– Số lượng người mua
– Thông tin mà người mua có được
– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa
– Tính nhạy cảm đối với giá
– Sự khác biệt hóa sản phẩm
– Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành
– Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế
– Động cơ của khách hàng.

XEM THÊM ⇒ Mẫu Báo cáo thực tập nâng cao khả năng cạnh tranh

*. Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:
– Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành
– Mức độ tập trung của ngành
– Chi phí cố định/giá trị gia tăng
– Tình trạng tăng trưởng của ngành
– Tình trạng dư thừa công suất
– Khác biệt giữa các sản phẩm
– Các chi phí chuyển đổi
– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa
– Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh
– Tình trạng sàng lọc trong ngành.

DOWNLOAD


Trên trang BaocaothuctapMarketing còn rất nhiều các mẫu về Nâng cao khả năng cạnh tranh Marketing. Các bạn tìm và tải về miễn phí tham khảo vận dụng vào bài làm của mình luôn nhé. Chúc các bạn hoàn thành tốt bài làm của mình, đạt điểm xuất sắc!

Contact Me on Zalo