Tìm hiểu Marketing-mix

Rate this post

Báo cáo thực tập marketing xin chia sẻ tới các bạn sinh viên tài liệu về Giải pháp hoàn thiện Marketing-mix tại Công ty Xăng dầu Đồng Nai để các bạn làm tài liệu tham khảo và học tập cho mình trong quá trình viết báo cáo thực tập của mình được tốt nhất.

Xem thêm : 

Khái niệm Marketing-mix
Marketing-mix là tập hợp những công cụ Marketing mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ Marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường. Có thể nói Marketing-mix là một giải pháp có tính tình thế của tổ chức (Th.S Nguyễn Công Dũng, 2005, tr.21).
Các công cụ Marketing-mix gồm có: Sản phẩm (Product); Giá cả (price); Phân phối (Place); Chiêu thị (Promotion) và thường được gọi là 4P.
Các 
Các yếu tố môi trường vĩ mô (môi trường bên ngoài)
Môi trường bên ngoài bao giờ cũng chứa những cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp. Các yếu tố môi trường bên ngoài thường là các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên, công nghệ,…
Để nghiên cứu tác động của môi trường vĩ mô người ta thường dựa vào mô hình PETS bao gồm: Chính trị pháp lý, kinh tế, kỹ thuật công nghệ, tự nhiên và xã hội.
Các yếu tố kinh tế:
Các yếu tố kinh tế bao gồm: Chu kỳ kinh tế, lãi suất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, tổng sản phẩm quốc nội, hệ thống thuế,…

Các yếu tố chính trị – pháp luật:
Bao gồm các quy định về pháp luật mà các yếu tố này tác động lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp như: Luật doanh nghiệp, chính sách, các công cụ điều tiết kinh tế của chính phủ,…các yếu tố này có thể tạo ra cơ hội hay nguy cơ cho các doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật đưa ra các quy định, các ràng buộc mà doanh nghiệp phải tuân thủ. Chính phủ là người kiểm soát, quản lý và điều tiết hệ thống doanh nghiệp hoạt động.
Các yếu tố tự nhiên và xã hội:
Các yếu tố xã hội bao gồm: Các chuẩn mực, giá trị, lối sống, nghề nghiệp, dân số, tôn giáo, quan niệm về đạo đức, phong tục tập quán,…
Các yếu tố công nghệ:
Công nghệ có thể tạo ra cơ hội hay nguy cơ cho các doanh nghiệp như tạo ra các sản phẩm mới nhưng cũng làm cho sản phẩm hiện có dễ lỗi thời tạo áp lực cho các doanh nghiệp nhanh chóng phải đổi mới công nghệ để cạnh tranh.
Các yếu tố môi trường vi mô (cấu trúc ngành)
Yếu tố hàng đầu có tính quyết định đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chính là mức độ hấp dẫn của một ngành. Bất cứ ngành nghề nào cho dù ở phạm vi trong nước hay quốc tế, quy luật cạnh tranh thể hiện qua các nguồn áp lực. Theo Porter có năm yếu tố tác động mạnh chi phối sự cạnh tranh trong một ngành kinh doanh bao gồm: Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành, khả năng mặc cả của người mua, khả năng mặc cả của bên cung cấp, mối đe dọa từ sự xuất hiện các đối thủ mới, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế,…(Mô hình năm tác động của Michel Porter).
Sức mạnh tổng hợp của năm yếu tố này quyết định tiềm năng lợi nhuận cuối cùng của một ngành kinh doanh. Năm yếu tố này tạo nên cấu trúc của một ngành và thay đổi của ngành. Áp lực của năm yếu tố này khác nhau giữa các ngành và thay đổi tuỳ theo sự phát triển của từng ngành. Sức mạnh của mỗi nguồn lực trong năm nguồn lực trên là một chức năng của cấu trúc ngành. Cấu trúc ngành ổn định một cách tương đối và sẽ biến đổi theo thời gian cùng với sự phát triển của ngành đó.
Ở những ngành mà năm yếu tố này thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận hấp dẫn từ số vốn đã đầu tư.
Các đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh đe dọa trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do các doanh nghiệp hiện đại ngày nay phải có chi phí cao hơn cho cạnh tranh như: Quảng cáo, bán hàng, nghiên cứu thị trường,…các yếu tố chính về tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là mục tiêu tương lai của đối thủ cạnh tranh, các chiến lược hiện nay của đối thủ cạnh tranh, tiềm năng của đối thủ cạnh tranh, các điểm mạnh và yếu của các nhà cạnh tranh chủ yếu, những mục tiêu và chiến lược của nhà cạnh tranh chủ yếu.
Các khách hàng:
Khách hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khách hàng quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Áp lực từ phía khách hàng là giảm giá hay chất lượng phục vụ tốt hơn. Áp lực từ phía khách hàng do các điều kiện sau đây: Khi số lượng người mua ít, khi người mua số lượng lớn, sản phẩm không có tính khác biệt với sản phẩm khác
Các nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp thường cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn,…nhà cung cấp có thể tăng giá bán hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Những điều kiện làm tăng áp lực của nhà cung ứng là: Chỉ có ít các nhà cung ứng, sản phẩm thay thế không có sẵn, khi sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt với các nhà cung ứng khác và được đánh giá cao bởi người mua, hoặc khi người mua phải chịu chi phí cao do thay đổi nhà cung cấp,…

Đối thủ tiềm ẩn mới:
Mức độ cạnh tranh trong tương lai phụ thuộc vào sự thâm nhập của nhà cạnh tranh tiềm ẩn. Đối thủ mới sẽ giới hạn tiềm năng lợi nhuận ngành có một số rào cản xâm nhập thị trường như sau:
Lợi thế cạnh tranh theo quy mô: Là sự giảm xuống về chi phí cho một đơn vị sản phẩm là do sự tăng lên về khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ngày nay thay vì sản xuất hàng loạt theo định hướng sản phẩm như trước đây thì các doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ theo định hướng khách hàng.
Sự khác biệt của sản phẩm: Khác biệt về chất lượng, tiện ích, cung cách phục vụ, quảng cáo,…tính khác biệt này tạo ra rào cản xâm nhập vào trong ngành.
Nguồn vốn: Để sản xuất ra một số sản phẩm cần có một nguồn vốn lớn. Khả năng tiếp cận kênh phân phối: Việc thuyết phục các nhà phân phối chấp nhập phân phối sản phẩm của doanh nghiệp mới rất khó khăn như: Giảm giá, chia sẻ chi phí quảng cáo và các biện pháp này làm lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Khi kênh phân phối đã ổn định thì doanh nghiệp mới phải tốn chi phí nhiều hơn để quảng cáo, hỗ trợ người bán hàng,…
Phí tổn chuyển đổi: Là phí tổn mà người mua gặp phải khi chuyển đổi từ sản phẩm của nhà cung cấp này sang sản phẩm của nhà cung cấp khác.
Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế là sản phẩm của nhà sản xuất khác có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng đang dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế làm giới hạn mức giá mà các đối thủ cạnh tranh nhau bán trên thị trường. Sản phẩm thay thế làm hạn chế khả năng làm ra lợi nhuận của sản phẩm hiện có và thu hẹp thị phần của doanh nghiệp làm sản phẩm hiện có nhanh chóng chuyển sang thời kỳ suy thoái.
Ngoài ra các bạn tham khảo bài viết: Khái niệm, mục tiêu, chức năng và vai trò của Marketing

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo